Vải gấm là gì? Tìm hiểu về chất vải cao cấp từ thời xa xưa
15:40 - 14/03/2023
Nhắc đến vải gấm là chúng ta thường liên tưởng ngay đến vẻ đẹp giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Để hiểu rõ hơn về loại vải gấm này, hãy cùng Duyên Hà tham khảo đặc điểm và ứng dụng của loại vải này trong bài viết dưới đây nhé.
5 địa điểm chụp ảnh cử nhân mầm non đẹp các phụ huynh nên biết.
Vì sao nên chọn mua bộ cử nhân mầm non tại Trang Phục Duyên Hà?
Mua đồng phục mầm non Vinschool mẫu mới 2023 ở đâu giá rẻ, uy tín, chất lượng
Các loại quần tây nữ chuẩn Hàn Quốc HOT nhất 2023, các nàng nên sắm
Vải gấm là gì?
Vải gấm là loại vải được làm từ sợi tơ lụa, có mặt bề mịn, bóng, bền và thường được sử dụng để may váy, áo, quần, đồ trang sức, phụ kiện và trang trí nội thất. Khi chúng ta sờ trên bề mặt vải gấm, sẽ cảm nhận ngay được sự mềm mịn có một chút óng ánh nhẹ tự nhiên. Với sự sang trọng và quý phái vải đem lại, nó đã được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực trong cuộc sống.
Nguồn gốc của vải gấm
Vải gấm được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, khoảng 5000 năm trước. Sau đó, nghệ thuật sản xuất vải gấm đã được truyền đến Ấn Độ và các nước châu Á khác trước khi lan rộng đến châu Âu vào thế kỷ 12.
Ngoài ra, một số tài liệu cổ cho rằng phương pháp dệt gấm xuất hiện ở nước ta từ thời Văn Lang. Vào đời Vua Hùng thứ 6, công chúa Thiều Hoa là người phát hiện ra phương pháp dệt lụa, gấm.
Thuở xưa, gấm được dệt chủ yếu từ tơ tằm, vì giá trị đắt đỏ nên gấm chỉ dành cho vua chúa, quan lại sử dụng. Ngày nay, xã hội phát triển kỹ thuật dệt cũng ngày càng được cải tiến, vải gấm được thay thế nhiều vật liệu khác nhau như gấm tổng hợp, gấm cotton để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Những đặc điểm nổi bật của gấm
Ưu điểm
Ưu điểm đầu tiên của vải gấm chính là độ bền cao, màu sắc đa dạng cũng như sợi vải rất chắc chắn. Dù là sử dụng lâu, hay trải qua nhiều công đoạn giặt giũ, gấm vẫn giữ được nét đẹp như ban đầu
Độ bóng cao vải gấm có một mặt bóng sáng, làm cho trang phục trông sang trọng và lộng lẫy hơn. Cảm giác mềm mại vải gấm thường được làm từ các sợi mảnh, tạo cảm giác mềm mại và dễ chịu cho người mặc. Các họa tiết hoa văn tinh xảo, cầu kỳ mang lại tính thẩm mỹ cao và bắt mắt cho sản phẩm.
Bên cạnh đó, vải gấm này có còn khả năng giữ nhiệt tốt, nó cũng rất thích hợp để may các trang phục mùa đông.
Nhược điểm
Nhược điểm của vải gấm chính là rất dễ thấm nước và lâu khô, nên việc vệ sinh tương đối khó khăn. Nếu bạn phơi vải gấm ở nơi có nhiệt độ cao sẽ rất dễ sinh ra mùi khó chịu. Ngoài ra, vải gấm cũng dễ bám bụi, nên cũng gặp không ít khó khăn khi giặt giũ và bảo quản.
Các loại vải gấm được sử dụng phổ biến nhất
Gấm lụa: Là loại vải được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Gấm lụa mịn và bóng, có độ bền rất cao nên đem lại được sự sang trọng và quý phái cho người sử dụng.
Gấm tơ: Được làm từ sợi tơ tự nhiên, gấm tơ có độ bóng cao và cảm giác mềm mại. Nó thường được sử dụng may các trang phục và phụ kiện cưới, trang phục lễ tân, váy dạ hội và áo khoác.
Gấm nhân tạo: Được làm từ các sợi tổng hợp như polyester hoặc nylon, gấm nhân tạo có giá thành thấp hơn so với gấm tơ và có thể được sử dụng may các trang phục hàng ngày hoặc trang phục đặc biệt.
Gấm satin: Được làm từ các sợi nhỏ và mềm, gấm satin có độ bóng cao và cảm giác mịn màng. Nó thường được dùng để may các trang phục dạ hội, áo sơ mi và váy đầm.
Gấm brocade: Loại vải gấm này có hoa văn và họa tiết phức tạp được dệt trên bề mặt vải. Vải thường được may trang phục trang trọng như áo choàng, áo vest và váy đầm.
Gấm duchesse: Loại vải gấm này có độ bóng và độ cứng cao hơn so với gấm satin, và thường được sử dụng may các trang phục cưới và trang phục lễ tân.
Ứng dụng của vải gấm trong đời sống
May mặc thời trang
Chất liệu gấm thường ứng dụng rộng rãi trong may mặc. Nhờ hoa văn bắt mắt và sang trọng vải gấm được sử dụng để may áo bà ba, áo dài hay các bộ sưu tập thời trang được lấy cảm hứng từ gấm của nhiều nhà thiết kế nổi tiếng.
Ngoài các bộ trang phục lộng lẫy từ gấm, chất liệu này còn được sử dụng để làm túi xách, đầm, váy, giày cao gót và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Trang trí nội thất
Vải gấm còn được sử dụng để trang trí nội thất như rèm cửa, chăn, áo gối, tấm lót bàn và tấm trang trí tường. Với đặc tính bóng mượt, vải gấm có khả năng tạo ra không gian sang trọng, quý phái và ấm áp cho căn phòng.
Hướng dẫn giặt giũ và bảo quản vải gấm cho sử dụng lâu dài
- Không giặt vải gấm bằng máy giặt hoặc vắt máy. Nên giặt tay với nước ấm và chất tẩy rửa dịu nhẹ.
- Không nên sử dụng chất tẩy rửa có chứa clo hoặc chất tẩy trắng mạnh.
- Không phơi vải gấm dưới ánh nắng trực tiếp. Chỉ nên phơi trong bóng râm và tránh phơi quá lâu.
- Không ủi vải gấm ở nhiệt độ cao và tránh ủi trực tiếp lên bề mặt vải.
- Nên để vải gấm trong môi trường khô ráo và thoáng mát.
Nếu được chăm sóc và bảo quản đúng cách, vải gấm có thể sử dụng lâu dài và giữ được độ bóng, độ mịn như mới. Trên đây là các chia sẻ về thông tin, đặc điểm và ứng dụng của vải gấm mà Duyên Hà muốn đưa đến cho bạn. Chắc chắn với những điều bổ ích này, sẽ giúp bạn chọn được những sản phẩm từ vải gấm đẹp và bền nhất.