Cách giặt và bảo quản áo dài đảm bảo luôn đẹp như mới
08:34 - 17/02/2023
Đa số người Việt Nam đều sở hữu ít nhất một chiếc áo dài để mặc trong các dịp lễ, tết quan trọng. Chúng được thiết kế đơn giản hoặc cầu kỳ với nhiều loại họa tiết, kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Được may theo hướng trang phục truyền thống, áo dài không “lỗi thời” và có thể sử dụng trong nhiều năm. Vậy làm cách nào để bảo quản áo dài luôn mới đẹp sau một thời gian sử dụng?
5 địa điểm chụp ảnh cử nhân mầm non đẹp các phụ huynh nên biết.
Vì sao nên chọn mua bộ cử nhân mầm non tại Trang Phục Duyên Hà?
Mua đồng phục mầm non Vinschool mẫu mới 2023 ở đâu giá rẻ, uy tín, chất lượng
Các loại quần tây nữ chuẩn Hàn Quốc HOT nhất 2023, các nàng nên sắm
Giặt áo dài như thế nào?
Có nên giặt áo dài bằng máy giặt?
Áo dài là trang phục truyền thống mang văn hóa lâu đời đáng tự hào của người Việt Nam. Để tạo nên vẻ đẹp thướt tha cho áo dài thì phải tận dụng những chất liệu mềm mại, tuy nhiên chúng khá nhạy cảm, yêu cầu phải được giữ gìn cẩn thận. Vì vậy giặt áo dài bằng tay thay vì giặt bằng máy sẽ giúp bảo quản áo dài được bền lâu hơn.
Hơn nữa chất liệu tận dụng để may áo dài thường rất dễ bị nhăn, vì vậy giặt bằng tay sẽ giúp áo luôn được phẳng nếp. Ngoài ra, nếu áo dài của bạn là áo dài trắng thì sẽ rất dễ dính bẩn và khó giặt sạch nếu không được giặt đúng cách. Đây cũng là một trong những nguyên nhân vì sao áo dài nên được giặt bằng tay thay vì máy giặt.
Hướng dẫn giặt áo dài bằng máy giặt
Trong trường hợp bạn quá bận rộn và không thể giặt bằng tay chú ý một vài điều sau để giặt áo dài bằng máy hiệu quả hơn nhé.
- Đầu tiên xem chất liệu áo dài có giặt được bằng máy hay không, áo dài được làm từ nhiều chất liệu khác nhau và không phải chất liệu nào cũng có thể giặt được bằng máy.
- Nên giặt riêng áo dài với chế độ giặt áo dài của máy để đảm bảo quần áo luôn được sạch nhất. Nếu máy giặt không có chế độ giặt áo dài riêng thì bạn hãy chọn chế độ giặt nhẹ nhất để đảm bảo cho độ bền cho áo dài.
- Nên để áo dài vào túi giặt riêng để giúp áo dài tránh tiếp xúc với những trang phục khác bởi khi máy giặt xoay tà áo dài có thể bị cuốn vào trang phục khác gây rách, hỏng.
- Chọn loại bột giặt chuyên dụng cho áo dài, tốt nhất là chọn bột giặt có độ axit yếu.
Giặt áo dài bằng tay đúng cách
Như đã nói ở trên, bạn nên giặt áo dài bằng tay thay vì giặt máy và nên giặt thủ công với xà phòng hoặc nước giặt chuyên dụng. Mỗi loại áo dài sẽ có những cách giặt khác nhau, chẳng hạn như:
- Áo dài cao cấp từ lụa satin và gấm thì nên được giặt bằng tay, phơi trong bóng râm. Nếu giặt bằng máy thì chất liệu và màu sắc của áo sẽ dễ bị xuống màu, áo sẽ không còn đẹp như trước.
- Áo dài làm từ lụa nên được phơi ở nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp, nếu không áo sẽ bị khô cứng dễ rách và nhanh bạc màu.
- Áo dài làm từ chất liệu Linen thì không nên giặt với nước nóng trên 40 độ do Linen có xu hướng co lại khi gặp nhiệt độ cao. Khi giặt cũng nên chú ý nhẹ tay, không chà xát, xoắn vắt quá mạnh.
Cách tẩy vết bẩn trên áo dài
Có rất nhiều chị em phụ nữ rất thích mặc áo dài, nhưng khi áo dài xuất hiện các vết bẩn hoặc vết ố vàng thường không biết xử lý như thế nào đặc biệt là áo dài trắng. Sau đây Duyên Hà xin chia sẻ đến bạn một số lưu ý khi xử lý các vết bẩn trên áo dài.
Nguyên tắc đầu tiên là: Xử lý vết bẩn càng sớm càng tốt bởi để càng lâu sẽ càng khó làm sạch. Tiếp theo, nếu áo dài trắng bị dính màu hoặc ố vàng, bạn không nên dùng bàn chà để chà sát hay vò mạnh bởi sẽ ảnh hưởng đến bề mặt áo dài, thay vào đó có thể áp dụng mẹo hay ho dưới đây.
Cách đơn giản nhất là sử dụng baking soda kết hợp với chanh. Bạn hãy rắc một muỗng baking soda trực tiếp lên vết bẩn, sau đó hãy dùng một nửa trái chanh chà nhẹ lên vị trí đó. Để hỗn hợp trên áo khoảng 15 phút, rồi giặt xả bình thường lại bằng nước ấm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng baking soda, oxy già và nước để tẩy áo dài trắng bị dính màu.
Để đảm bảo áo dài được giặt sạch nhất có thể, bạn nên giặt qua nước sạch nhiều lần cho đến khi xà phòng sạch hoàn toàn. Như vậy sẽ giúp vải áo dài được mềm và bền màu hơn.
Phơi áo dài sao cho đúng?
Khi phơi áo dài chúng ta nên phơi ngang áo và vắt ngang thân áo dài qua móc rồi treo lên, không phơi khi áo còn ướt sùng tránh làm giãn áo. Phơi áo dưới ánh nắng nhẹ, có gió, tránh dưới trời nắng gắt.
Ngoài ra cần lưu ý phơi áo ở nơi thoáng gió và nắng vừa phải để tránh vải bị khô cứng và phai màu. Bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm nước xả vải để làm mềm vải áo dài. Hạn chế phơi áo dài lụa nơi có nhiệt độ cao, bởi áo sẽ nhanh chóng bị bay màu và mất đi độ bóng vốn có có khiến cho sợi vải nhanh cũ hơn.
Hướng dẫn cách là ủi áo dài chuẩn nhất
Cách là ủi áo dài chuẩn nhất là khi còn ẩm. Còn nếu bạn đã phơi áo khô mà muốn là thì nên dùng bình xịt xịt nước cho ẩm áo dài rồi mới tiến hành là. Sau đây là các bước là ủi áo dài đúng cách bạn tham khảo nhé.
- Bước 1: Chuẩn bị bàn là hơi nước hoặc những loại bàn là có chế độ này và bật sẵn chúng 5 phút trước khi là.
- Bước 2: Trải áo dài lên mặt phẳng và nhớ lót một tấm vải mỏng ở phía dưới.
- Bước 3: Là từ cổ áo đến cánh tay áo, cổ tay áo và cuối cùng là hai tà áo. Theo thứ tự này sẽ giúp rút ngắn thời gian là và tránh bị cháy vải. Trong suốt quá trình là ủi, bạn cần thao tác đều tay, nhẹ nhàng và dứt khoát.
Cách bảo quản áo dài khi không sử dụng
Tuy là trang phục truyền thống, song áo dài ít khi nào được sử dụng quá thường xuyên (trừ áo dài học sinh). Vì vậy, khi không mặc, bạn vẫn cần chú ý bảo quản áo dài đúng cách để lần sau còn sử dụng.
- Luôn lộn trái áo khi là để giúp mặt vải được mềm mịn và bền màu.
- Không để áo dài trong túi nilon kín quá lâu vì túi nilon có thể khiến áo dài bị ố vàng do hấp hơi.
- Gấp áo lại sau đó cho vào túi giấy để áo không bị bụi và luôn mềm mại.
Trên đây là các cách bảo quản áo dài đảm bảo luôn đẹp như mới mà bạn nên áp dụng. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn. Ngoài ra, Duyên Hà cũng cung cấp dịch vụ may đo và cho thuê áo dài kỷ yếu, bạn đọc có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 098.6594.351 để được tư vấn chi tiết nhất nhé.