Tìm hiểu áo cử nhân: thông tin đầy đủ từ A-Z
09:54 - 04/08/2021
Áo cử nhân - một loại trang phục được sử dụng cho mọi cấp học từ thấp tới cao, từ trẻ em tới người lớn nhưng bạn hiểu gì về bộ trang phục trang trọng này? Áo cử nhân xuất phát từ đâu? Có ý nghĩa gì? Tại sao chúng ta mặc áo cử nhân... và những nghi lễ tốt nghiệp chắc chắn sẽ khiến bạn ngỡ ngàng khi bạn theo dõi hết bài viết này của chúng tôi.
5 địa điểm chụp ảnh cử nhân mầm non đẹp các phụ huynh nên biết.
Vì sao nên chọn mua bộ cử nhân mầm non tại Trang Phục Duyên Hà?
Mua đồng phục mầm non Vinschool mẫu mới 2023 ở đâu giá rẻ, uy tín, chất lượng
Các loại quần tây nữ chuẩn Hàn Quốc HOT nhất 2023, các nàng nên sắm
Áo cử nhân là gì?
Hiện nay, từ điển tiếng Việt chưa có khái niệm chính xác để định nghĩa về áo cử nhân. Tuy nhiên chúng ta đều ngầm hiểu với nhau, khi nhắc tới áo cử nhân là nhắc tới một loại trang phục đặc thù, được sử dụng trong các buổi lễ tốt nghiệp và được mặc bởi người tốt nghiệp nhận bằng tốt nghiệp và người trao bằng tốt nghiệp.
Áo cử nhân là dáng áo thụng, dài áo thường tới ngang bắp chân người mặc. Áo có xếp ly thân trước, thân sau và tay áo. Mức độ xếp ly đơn giản hay cầu kỳ tùy thuộc vào yêu cầu của người mặc, thường áo cử nhân của bậc học càng cao thì các yêu cầu càng cầu kỳ và tỉ mỉ hơn.
Áo cử nhân ban đầu được sử dụng để chỉ trang phục tốt nghiệp bậc đại học trở lên. Sau đó đã nhanh chóng trở thành từ đại diện chung cho lễ phục tốt nghiệp của tất cả các cấp học từ mầm non, tiểu học, THCS và PTTH. Cho đến hiện tại, áo cử nhân đã là một từ định danh chung cho trang phục tốt nghiệp và được thêm các hậu tố là tên các bậc học để phân biệt trang phục cho từng cấp học như: áo cử nhân mầm non, áo cử nhân tiểu học, áo cử nhân cấp 2, áo cử nhân cấp 3...).
Đối với các bậc học cao hơn (từ cao học trở lên), thay vì gọi là áo cử nhân, phần nhiều sẽ gọi là lễ phục thạc sĩ, lễ phục tiến sĩ như một sự tôn vinh cho năng lực và kiến thức của người tốt nghiệp các cấp bậc học vị này.
Nguồn gốc áo cử nhân
Áo cử nhân tiếng Anh là "Caps and Gowns" hay "Graduation Caps and Gowns". Tại sao chúng ta lại bắt đầu bằng một khái niệm tiếng Anh, bởi lẽ, áo cử nhân xuất hiện sớm nhất, tiền thân của áo cử nhân hiện đại ngày nay từ khoảng thế kỷ XII tại châu Âu khi các trường đại học đầu tiên được thành lập. Trường đại học Oxford và Cambridge là 2 trường đại học đầu tiên có mẫu trang phục tốt nghiệp được công nhận.
Ở thời điểm đó, nhà thờ và văn hóa nhà thờ đang có sự ảnh lớn, học sinh và giáo viên thường mặc quần áo như giáo sĩ, nhiều giáo sư là linh mục hay các tu sĩ, giáo sĩ cũng nghiên cứu để làm những công việc như một linh mục. Vì vậy, ngày nay, các nhà sử học tin rằng các học giả thời đó đã mặc áo choàng dài (gown) và đội mũ trùm (cap) để giữ ấm cho chính mình trong những tòa nhà mà không hề có hệ thống sưởi ấm.
Trải qua quá trình phát triển và vận động không ngừng của cuộc sống, ngày nay, áo cử nhân (gown) và mũ cử nhân (cap) tại một số nước trên thế giới có được sự quy định về màu sắc, kiểu dáng khác nhau cho mỗi cấp bậc.
Tại Việt Nam, yếu tố đồng bộ này hiện chưa có quy định cụ thể, tuy nhiên các trường thường chọn trang phục tốt nghiệp với màu sắc và kiểu dáng nhận diện riêng biệt của trường mình.
Ý nghĩa màu sắc áo cử nhân
Màu áo cử nhân có liên quan trực tiếp đến học vị
Như đã nói ở trên, tại Việt Nam hiện nay chúng ta không có bất cứ quy định thành văn nào về màu sắc của lễ phục tốt nghiệp, áo cử nhân, mũ cử nhân... Tuy nhiên, quy định chung nhất là áo cử nhân và mũ cử nhân luôn đồng màu với nhau, sau đó, các trường hoặc hiệu trưởng của các trường sẽ là người quyết định kiểu dáng và màu sắc trang phục tốt nghiệp, áo tốt nghiệp của trường mình sao cho phù hợp và thường mang tính đồng bộ với các trang phục khác của trường.
Ngoài ra chúng ta cũng nhận thấy, áo cử nhân ở các cấp học nhỏ như mầm non, tiểu học thì màu sắc áo cũng đa dạng hơn, phù hợp với tính cách và độ tuổi còn nhỏ của các con. Càng ở cấp học cao hơn, áo cử nhân càng thu về ít màu hơn, gam màu trung tính hơn như chính sự trưởng thành của người học trên con đường học thuật của họ.
Sang đến cấp bậc cao như trang phục tốt nghiệp tiến sĩ hay lễ phục trao bằng của người lãnh đạo thì màu sắc chủ đạo thường chỉ còn màu đỏ. Đồng thời, các phụ kiện như mũ cử nhân, dải tốt nghiệp hay khăn càn khôn đều được thiết kế khác hoàn toàn so với các học vị thấp hơn.
Một số màu sắc áo cử nhân thường được sử dụng tại Việt Nam
Màu xanh dương đại diện cho sự vượt trội và được coi là hiện thân của sức mạnh. Màu xanh dương được nhiều trường mẫu giáo, tiểu học lựa chọn cho học sinh của mình bởi nó mang hàm ý về sự gửi gắm một tương lai rộng mở cho các em.
Màu xanh tím than là màu sắc truyền đạt sự quan trọng, thông minh, sự ổn định và đoàn kết. Đây cũng là màu sắc phổ biến thường thấy nhất trong các bộ trang phục tốt nghiệp của lứa thanh thiếu niên bậc THCS, THPT và đại học.
Màu đỏ là màu sắc của năng lượng, đam mê, khả năng lãnh đạo và sự quyết tâm. Chính vì thế, như ở trên đã đề cập, đây là màu sắc của lễ phục tốt nghiệp thạc sĩ hoặc lễ phục trao bằng của lãnh đạo khoa, trường.
Các phụ kiện thường xuất hiện cùng trang phục tốt nghiệp
Lễ phục tốt nghiệp là một trang phục trang trọng được mặc trong một dịp quan trọng - lễ tốt nghiệp. Với một bộ lễ phục tốt nghiệp cơ bản luôn có sự xuất hiện của áo cử nhân (gown) và mũ cử nhân. Ngoài ra có thể kể tới một số phụ kiện thường xuyên xuất hiện cùng trang phục tốt nghiệp như: dải tốt nghiệp (stole), khăn càn khôn (hood), bằng tốt nghiệp.
Mũ cử nhân
Mũ cử nhân (cap) hiện nay là một câu chuyện dài về sự phát triển và thay đổi trong kiểu dáng. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về tấm hình vuông trên mũ có ý nghĩa gì, nhiều người đồng ý rằng đó có thể là biểu tượng trang sách hay biểu tượng của tri thức. Trên mỗi mũ cử nhân đều có gắn một tua mũ với những lựa chọn màu sắc khác nhau tùy thuộc vào mỗi trường cũng như màu áo cử nhân sao cho đồng bộ.
Dải tốt nghiệp
Dải tốt nghiệp giống như khăn quàng cổ được đeo trên vai thường đại diện cho một thành tích, một tư cách hay chỉ đơn giản là chứa thông tin về trường, thông tin và thành tích tốt nghiệp của người cử nhân. Màu sắc dải tốt nghiệp cùng những thông tin trên dải tốt nghiệp cũng phụ thuộc nhiều vào màu sắc áo tốt nghiệp và màu sắc mong muốn của nhà trường và của người mặc.
Khăn càn khôn
Khăn càn khôn là phụ kiện chỉ xuất hiện ở áo cử nhân từ bậc cao đẳng, đại học trở lên. Khăn càn khôn có sự khác biệt nhất định trong kiểu dáng giữa các bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Về màu sắc trên khăn càn khôn, ở Việt Nam, khăn được phối màu tùy theo màu sắc trang phục của các trường hoặc mong muốn của người mặc, có thể phối màu theo quy định màu sắc quốc tế nhưng không bắt buộc.
Bằng tốt nghiệp tượng trưng
Bằng tốt nghiệp tượng trưng đi kèm với bộ áo cử nhân là bằng tốt nghiệp tượng trưng, được mô phỏng theo hình thức của bìa ngoài tấm bằng tốt nghiệp chính thức. Bằng tốt nghiệp tượng trưng thường được sử dụng làm đạo cụ hỗ trợ trong quá trình chụp hình kỷ yếu.
Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản nhất về áo cử nhân. Trang phục Duyên Hà hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể và toàn diện nhất về bộ lễ phục ý nghĩa này. Bạn có thể liên lạc tới hotline 096899050 – 0986594351 của chúng tôi để được hỗ trợ các thông tin về áo cử nhân hoặc tham khảo các mẫu áo cử nhân của chúng tôi để chọn cho mình chiếc áo tốt nghiệp ưng ý và phù hợp nhất.